PHẦN A: THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐƠN VỊ CẤP BẰNG
|
1. Tên chương trình
|
Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính
|
2. Đơn vị cấp bằng
|
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
(Bằng tốt nghiệp đại học sẽ do Hiệu trưởng trường đại học Ngân hàng TP.HCM ký)
|
3. Đơn vị tổ chức đào tạo
|
Khoa Tài chính thuộc trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (FOF – HUB)
|
4. Ngành đào tạo
|
Tài chính Ngân hàng
|
5. Chuyên ngành đào tạo
|
Tài chính
|
6. Mã ngành đào tạo
|
7 34 02 01
|
7. Tên văn bằng được cấp
|
Cử nhân Tài chính Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính (được ghi nhận tại Phụ lục văn bằng)
|
8. Các chứng nhận kiểm định/liên kết
|
Chứng nhận kiểm định của AUN năm 2019
Chứng nhận liên kết với chương trình CFA
|
9. Yêu cầu đầu vào
|
Thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, đồng thời đáp ứng các yêu cầu và điều kiện tuyển sinh được quy định tại quy chế tuyển sinh hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.
Thí sinh đã trúng tuyển vào Ngành Tài chính Ngân hàng của HUB, sau một học kỳ sẽ được phân chuyên ngành. Nếu số lượng sinh viên đăng ký vào chuyên ngành Tài chính vượt chỉ tiêu phân bổ cho chuyên ngành, Nhà trường sẽ xét từ trên xuống theo điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên.
|
10. Thời gian đào tạo của chương trình
|
Thời gian đào tạo thiết kế là 4 năm
Tùy theo khả năng, điều kiện cá nhân sinh viên có thể rút ngắn thời gian đào tạo xuống tối thiểu là 3 năm hoặc kéo dài thời gian đào tạo tối đa là 6 năm.
|
11. Tổng số tín chỉ
|
124 tín chỉ, chưa kể các học phần Giáo dục thể chất (5 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ)
|
PHẦN B: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH, CHUẨN ĐẦU RA, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
|
12. Triết lý giáo dục của chương trình
|
Triết lý giáo dục: “Khai phóng, liên ngành và trải nghiệm”.
|
13. Mục tiêu chương trình đào tạo
|
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý, quản trị, kế toán và kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính định lượng, quản trị rủi ro hoặc tài chính, quản trị doanh nghiệp; có năng lực xây dựng và thực hiện các kế hoạch/dự án tài chính trong nước và quốc tế, khởi nghiệp kinh doanh, tự học tập và nghiên cứu.
|
14. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
|
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành tài chính được đảm bảo yêu cầu của 8 chuẩn đầu ra sau:
- PLO1: Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế.
- PLO2: Khả năng tư duy phản biện
- PLO3: Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế
- PLO4: Thể hiện tính chủ động, tích cực trong học tập nghiên cứu và quản lý các nguồn lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.
- PLO5: Thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.
- PLO6: Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu một cách hệ thống để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, , tài chính định lượng, quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp.
- PLO7: Khả năng tham gia xây dựng và phát triển giải pháp ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, tài chính định lượng, quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp
- PLO8: Khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng thay đổi trong ngành Tài chính
Ngoài ra, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành Tài chính cần đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học, cụ thể như sau:
- Sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh tối thiểu ở bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương theo danh mục Trường thông báo. Sinh viên nộp các chứng chỉ/chứng nhận để chứng minh trình độ ngoại ngữ theo thông báo của Trường.
- Chuẩn tin học đầu ra: Sinh viên phải có Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao (hoặc các chứng chỉ tin học khác tương đương theo thông báo của Trường). Sinh viên nộp các chứng chỉ để chứng minh trình độ tin học theo thông báo của Trường.
|
15. Phương pháp dạy học và đánh giá
|
- Tùy thuộc vào môn học cụ thể, giảng viên có thể kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp như: thuyết giảng, nghiên cứu tình huống, thuyết trình, thảo luận nhóm, … Các quy định chi tiết về phương pháp dạy học được mô tả chi tiết trong Bản mô tả môn học, sinh viên có thể tiếp cận từ đầu mỗi môn học.
|
PHẦN C: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
|
16. Cấu trúc chương trình: Chương trình được thiết kế bao gồm 124 tín chỉ bao gồm:
STT
|
Khối kiến thức
|
Số học phần
|
Số tín chỉ
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Giáo dục đại cương
|
11
|
24
|
19,4%
|
2
|
Giáo dục chuyên nghiệp
|
32
|
100
|
80,6%
|
2.1
|
Cơ sở ngành
|
18
|
52
|
41,8%
|
2.2
|
Ngành
|
8
|
24
|
19,4%
|
2.3
|
Chuyên ngành
|
6
|
24
|
19,4%
|
|
Tổng cộng
|
43
|
124
|
100%
|
Khối kiến thức về Giáo dục đại cương: bao gồm 24 tín chỉ, cung cấp những kiến thức tổng quát, nền tảng về khoa học tự nhiên và xã hội cần thiết cho nghề nghiệp và kỹ năng học tập suốt đời của người học.
Khối kiến thức cơ sở ngành: bao gồm 52 tín chỉ, cung cấp những kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh và quản lý, và một phần kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng.
Khối kiến thức ngành và chuyên ngành tài chính: 48 tín chỉ, cung cấp những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính cần thiết để sinh viên đưa ra các quyết định trong tài chính và lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp diễn ra ở giai đoạn cuối của chương trình đào tạo. Thực tập là module bắt buộc. Về khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được đăng ký khóa luận tốt nghiệp khi thỏa mãn 2 điều kiện sau: (1) sinh viên đã tích lũy đủ các học phần của CTĐT theo quy định, số học phần chưa tích lũy đạt không quá 6 tín chỉ; (2) Điểm trung bình chung tích lũy (ĐTBCTL) các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải đạt từ 6.30 trở lên theo thang điểm hệ 10 (đạt từ 2.5 trở lên theo thang điểm hệ 4). Các trường hợp SV có điểm số từ 6.0 đến cận 6.3 theo thang điểm 10, nếu có ý tưởng đề tài và đề cương khóa luận tốt, được Hiệu trưởng xem xét chấp thuận trên cơ sở SV có đơn đề nghị được Phòng Đào tạo xác nhận kèm phê duyệt đề cương của Trưởng khoa quản lý ngành, chuyên ngành đào tạo. Trong trường hợp, sinh viên không đủ điều kiện đăng ký khóa luận tốt nghiệp sẽ phải học 3 môn thay thế tốt nghiệp tương đương 9 tín chỉ. Các môn thay thế này thuộc khối kiến thức chuyên ngành tài chính được nêu cụ thể trong ma trận chuẩn đầu ra (mục 16 bên dưới).
Ngoài chương trình chính, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm bằng các hoạt động ngoại khóa do HUB và các câu lạc bộ học thuật và kĩ năng tổ chức. Các hoạt động ngoại khóa được lên kế hoạch cả năm và diễn ra hàng tháng, điển hình như âm nhạc, các sự kiện thể thao, hoạt động xã hội mùa hè xanh, công tác xã hội, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ tài chính, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, hội thảo ..., kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề. Việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ được ghi nhận vào hệ thống điểm rèn luyện của sinh viên, một trong các điều kiện cần để đạt chuẩn đầu ra của CTĐT.
|