PHẦN A: THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐƠN VỊ CẤP BẰNG
|
1. Tên chương trình
|
Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro
|
2. Đơn vị cấp bằng
|
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
(Bằng tốt nghiệp đại học sẽ do Hiệu trưởng trường đại học Ngân hàng TP.HCM ký)
|
3. Đơn vị tổ chức đào tạo
|
Khoa tài chính thuộc trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (FOF-HUB)
|
4. Ngành đào tạo
|
Tài chính ngân hàng
|
5. Chuyên ngành đào tạo
|
Tài chính định lượng và quản trị rủi ro
|
6. Mã ngành đào tạo
|
7 34 02 01
|
7. Tên văn bằng được cấp
|
Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro (được ghi nhận tại phụ lục văn bằng)
|
8. Yêu cầu đầu vào
|
Thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, đồng thời đáp ứng các yêu cầu và điều kiện tuyển sinh được quy định tại quy chế tuyển sinh hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.
Thí sinh đã trúng tuyển vào Ngành Tài chính Ngân hàng của HUB, sau một học kỳ sẽ được phân chuyên ngành. Nếu số lượng sinh viên đăng ký vào chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro vượt chỉ tiêu phân bổ cho chuyên ngành, Nhà trường sẽ xét từ trên xuống theo điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên.
|
9. Kế hoạch học tập
|
Sơ đồ các môn học mỗi học kì cho cả chương trình đào tạo được sắp xếp có hệ thống sẽ được cung cấp cho sinh viên khi nhập học.
|
10. Thời gian đào tạo của chương trình
|
Thời gian đào tạo thiết kế là 4 năm
Tùy theo khả năng, điều kiện cá nhân sinh viên có thể rút ngắn thời gian đào tạo xuống tối thiểu là 3 năm hoặc kéo dài thời gian đào tạo tối đa là 6 năm.
|
11. Tổng số tín chỉ
|
124 tín chỉ, chưa kể các học phần Giáo dục thể chất (5 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ)
|
12. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên
|
Các hoạt động hỗ trợ sau đây được cung cấp cho sinh viên:
- Sinh viên được cung cấp tài liệu học tập bởi giảng viên phụ trách môn học (tài liệu giấy và tài liệu điện tử)
- Sinh viên được cung cấp hệ thống các bài tập bổ trợ việc tự học nâng cao kiến thức và kĩ năng ngoài hệ thống bài tập trên lớp.
- Sinh viên được hỗ trợ các vấn đề liên quan khác tại phòng công tác sinh viên, khiếu nại, góp ý hoặc đánh giá chất lượng đào tạo của trường và từng giảng viên thông qua phiếu khảo sát cuối kí do phòng khảo thí thực hiện.
- Sinh viên có thể phản ánh, góp ý hoặc đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường và từng giảng viên thông qua các Buổi đối thoại trực tiếp giữa Nhà trường và Sinh viên hoặc tự đánh giá qua phiếu khảo sát tại mỗi lớp học phần do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cung cấp.
|
PHẦN B: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH, CHUẨN ĐẦU RA, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
|
13. Triết lý giáo dục
|
- Triết lý giáo dục “Khai phóng, liên ngành và trải nghiệm”,
|
14. Triết lý giáo dục và mục tiêu đào tạo của chương trình
|
- Mục tiêu chung của chương trình đào tạo là trang bị cho sinh viên một cách có hệ thống các kiến thức về tài chính, toán học, thống kê và áp dụng công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề tài chính bao gồm định giá, đầu tư, quản lý đầu tư và quản trị rủi ro.
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro sẽ nắm vững các kiến thức nền tảng và hiện đại về tài chính, phân tích định lượng, lập mô hình tài chính và quản trị rủi ro; hình thành các năng lực phẩm chất nghề nghiệp cần thiết trong lĩnh vực tài chính và các kỹ năng cần thiết để phân tích, lập mô hình thống kê, quản trị rủi ro, hiệu chỉnh mô hình và định giá phái sinh. Ngoài ra, còn giúp sinh viên có năng lực tự học, tự nghiên cứu các vấn đề về tài chính và quản trị rủi ro một cách hợp lý, sáng tạo.
|
15. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
|
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro được đảm bảo yêu cầu của 8 chuẩn đầu ra sau:
- PLO1: Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế.
- PLO2: Khả năng tư duy phản biện
- PLO3: Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế
- PLO4: Thể hiện tính chủ động, tích cực trong học tập nghiên cứu và quản lý các nguồn lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.
- PLO5: Thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.
- PLO6: Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu một cách hệ thống để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, tài chính định lượng và quản trị rủi ro
- PLO7: Khả năng tham gia xây dựng và phát triển giải pháp ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, tài chính định lượng và quản trị rủi ro.
- PLO8: Khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng thay đổi trong ngành Tài chính
Ngoài ra, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro cần đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học, cụ thể như sau:
- Sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh tối thiểu ở bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương theo danh mục Trường thông báo. Sinh viên nộp các chứng chỉ/chứng nhận để chứng minh trình độ ngoại ngữ theo thông báo của Trường.
- Chuẩn tin học đầu ra: Sinh viên phải có Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao (hoặc các chứng chỉ tin học khác tương đương theo thông báo của Trường). Sinh viên nộp các chứng chỉ để chứng minh trình độ tin học theo thông báo của Trường.
|
16. Phương pháp dạy học và đánh giá
|
- Tùy thuộc vào môn học cụ thể, giảng viên có thể kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp như: thuyết giảng, nghiên cứu tình huống, thuyết trình, thảo luận nhóm, … Các quy định chi tiết về phương pháp dạy học được mô tả chi tiết trong Bản mô tả môn học, sinh viên có thể tiếp cận từ đầu mỗi môn học.
- Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau bao gồm điểm chuyên cần, bài tập về nhà, bài tập tại lớp, bài thuyết trình, bài tập nhóm, kết quả thảo luận, thi giữa kì, … và thi cuối khóa. Các quy định chi tiết về phương pháp đánh giá môn học được mô tả chi tiết trong Bản mô tả môn học, sinh viên có thể tiếp cận từ đầu mỗi môn học.
|
PHẦN C: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH & MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA
|
17. Cấu trúc chương trình: Chương trình được thiết kế bao gồm 124 tín chỉ bao gồm:
MỤC
|
KHỐI KIẾN THỨC
|
SỐ HỌC PHẦN
|
SỐ TÍN CHỈ
|
TỶ LỆ (%)
|
1.1
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
11
|
24
|
19,3%
|
1.2
|
GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
|
32
|
100
|
80,7%
|
CƠ SỞ NGÀNH
|
18
|
52
|
41,9%
|
NGÀNH
|
8
|
24
|
19,4%
|
CHUYÊN NGÀNH
|
6
|
24
|
19,4%
|
TỔNG CỘNG
|
43
|
124
|
100%
|
- Khối 1: Kiến thức về Giáo dục đại cương: bao gồm 24 tín chỉ, cung cấp những kiến thức tổng quát, nền tảng về khoa học tự nhiên và xã hội cần thiết cho nghề nghiệp và kỹ năng học tập suốt đời của người học.
- Khối 2: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, gồm:
Khối kiến thức cơ sở ngành: bao gồm 52 tín chỉ, cung cấp những kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh và quản lý, và một phần kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng.
Khối kiến thức ngành và chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro: 48 tín chỉ, cung cấp những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính cần thiết để sinh viên đưa ra các quyết định trong tài chính và lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp diễn ra ở giai đoạn cuối của chương trình đào tạo. Thực tập là module bắt buộc. Về khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được đăng ký khóa luận tốt nghiệp khi thỏa mãn 2 điều kiện sau: (1) trừ học phần Thực tập cuối khóa, sinh viên đã tích lũy đủ các học phần của CTĐT theo quy định, số học phần chưa tích lũy đạt không quá 6 tín chỉ; (2) Điểm trung bình chung tích lũy (ĐTBTL) các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải đạt từ 7.0 trở lên theo thang điểm hệ 10 (áp dụng đào tạo theo niên chế) và đạt từ 2.5 trở lên theo thang điểm hệ 4 (áp dụng đào tạo theo tín chỉ). Trong trường hợp, sinh viên không đủ điều kiện đăng ký khóa luận tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện nhưng không muốn thực hiện KLTN sẽ phải học 3 môn thay thế tốt nghiệp tương đương 9 tín chỉ. Các môn thay thế này thuộc khối kiến thức chuyên ngành được nêu cụ thể trong ma trận chuẩn đầu ra (mục 16 bên dưới).
Ngoài chương trình chính, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm bằng các hoạt động ngoại khóa do BUH và các câu lạc bộ học thuật và kĩ năng tổ chức. Các hoạt động ngoại khóa được lên kế hoạch cả năm và diễn ra hàng tháng, điển hình như âm nhạc, các sự kiện thể thao, hoạt động xã hội mùa hè xanh, công tác xã hội, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ tài chính, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, hội thảo... , kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề. Việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ được ghi nhận vào hệ thống điểm rèn luyện của sinh viên, một trong các điều kiện cần để đạt chuẩn đầu ra của CTĐT.
|