Chương trình Tài chính và Quản trị doanh nghiệp (Finance and Corporate Management-FCM)
Chương trình FCM thuộc Ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh (HUB) được thiết kế đặc biệt thể hiện triết lý giáo dục liên ngành với sự kết hợp giữa hai chuyên ngành mạnh của HUB: Tài chính và Quản trị,
Trên nền tảng kiến thức của lĩnh vực kinh doanh, quản lý và ngành tài chính ngân hàng, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng định lượng trong lĩnh vực tài chính, hiểu biết cách các doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính, thông qua các môn học như Phân tích tài chính doanh nghiệp, Thẩm định dự án, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Thuế; các môn học cốt lõi chuyên biệt trong hoạt động đầu tư tài chính như: Đầu tư tài chính, Ứng dụng và định giá phái sinh, Quản lý danh mục đầu tư. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về quản trị và vận hành doanh nghiệp trong môi trường số như: Chiến lược kinh doanh số, Digital marketing, Quản trị dự án, khởi nghiệp kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị nguồn nhân lực...
Điều này giúp sinh viên tiếp cận được những khái niệm, quan điểm đa dạng nhằm khám phá tiềm năng của bản thân, trang bị các góc nhìn đa chiều. Các quyết định trong quản trị tài chính, quyết định đầu tư được dựa nên nền tảng am hiểu vững chắc về vận hành và quản trị doanh nghiệp; đồng thời cũng mở rộng thêm cơ hội việc làm.
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Tài chính ngân hàng- chương trình Tài chính và Quản trị doanh nghiệp có thể đảm nhận các công việc liên quan đến phân tích tài chính, quản trị tài chính, quan hệ nhà đầu tư, quản trị dự án tại các doanh nghiệp; các vị trí Thẩm định tín dụng doanh nghiệp, Quan hệ KHDN, phân tích đầu tư, Quản lý rủi ro, Quản lý danh mục đầu tư, Định giá tài sản, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý và giám sát thị trường tại các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty tư vấn, cơ quan quản lý. Với nền tảng kiến thức liên ngành cơ hội nghề nghiệp cũng có thể mở rộng sang các lĩnh vực lĩnh vực quản lý, nhân dự, marketing, vận hành, quản lý chuỗi cung ứng.
Các điểm nổi bật:
- Chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN – QA của Mạng lưới đại học Đông Nam Á.
- Đội ngũ giảng viên hùng hậu, là các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm của Khoa Tài chính, HUB và các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán , quỹ đầu tư.
- Môi trường học tập thông qua trải nghiệm với phòng mô phỏng ứng dụng ngân hàng hiện đại, Phòng dữ liệu tài chính Finpro, Sàn giao dịch chứng khoán thực nghiệm, Lab Machine Learning …
- Mối quan hệ sâu rộng với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tư vấn … tạo nên cơ hội tiếp cận thực tế và cơ hội việc làm phòng phú. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt xấp xỉ 96% (Theo Khảo sát của Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng – HUB).
- Các CLB học thuật và các hoạt động phong phú như: CLB Sinh viên Tài chính (BUSF), Cuộc thi Đấu trường Tài chính, Cuộc thi Nhà quản lý tài chính cá nhân thông thái …
- Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM (HUB) cũng là thành viên của Chương trình đối tác liên kết của Viện CFA (CFA Institute University Affiliation Program), chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Tài chính có mức độ tương thích cao theo tiêu chuẩn chương trình CFA, sinh viên có cơ hội nhận học bổng miễn phí thi CFA.
============================================================================
BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính và Quản trị doanh nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính và Quản trị doanh nghiệp nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý, quản trị, kế toán và kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng; có năng lực xây dựng và thực hiện các kế hoạch/dự án tài chính trong nước và quốc tế, khởi nghiệp kinh doanh, tự học tập và nghiên cứu.
PHẦN A: THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐƠN VỊ CẤP BẰNG
|
1. Tên chương trình
|
Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính và và Quản trị doanh nghiệp
|
2. Đơn vị cấp bằng
|
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
(Bằng tốt nghiệp đại học sẽ do Hiệu trưởng trường đại học Ngân hàng TP.HCM ký)
|
3. Đơn vị tổ chức đào tạo
|
Khoa tài chính thuộc trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
|
4.Chuyên ngành đào tạo
|
Tài chính và Quản trị doanh nghiệp
|
5. Mã ngành đào tạo
|
7 34 02 01
|
6. Tên văn bằng được cấp
|
Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính và Quản trị doanh nghiệp
|
7. Yêu cầu đầu vào
|
Thí sinh phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện tuyển sinh được quy định trong quy chế tuyển sinh hàng năm của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.
|
8. Kế hoạch học tập
|
Sơ đồ các môn học mỗi học kì cho cả chương trình đào tạo được sắp xếp có hệ thống sẽ được cung cấp cho sinh viên khi nhập học.
|
9. Thời gian đào tạo của chương trình
|
Thời gian đào tạo thiết kế là 4 năm
Tùy theo khả năng, điều kiện cá nhân sinh viên có thể rút ngắn thời gian đào tạo xuống tối thiểu là 3 năm hoặc kéo dài thời gian đào tạo tối đa là 6 năm.
|
10. Tổng số tín chỉ
|
124 tín chỉ, chưa kể các học phần Giáo dục thể chất (5 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ)
|
11. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên
|
Các hoạt động hỗ trợ sau đây được cung cấp cho sinh viên:
- Sinh viên được cung cấp tài liệu học tập bởi giảng viên phụ trách môn học (tài liệu giấy và tài liệu điện tử);
- Sinh viên được cung cấp hệ thống các bài tập bổ trợ để tự học nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng ngoài hệ thống bài tập trên lớp; đồng thời được giảng viên phụ trách môn học chia sẻ các kiến thức thực tế liên quan;
- Sinh viên được giảng viên phụ trách hỗ trợ việc học tập thông qua hình thức trực tiếp trên lớp hoặc hệ thống website trực tuyến;
- Sinh viên được hỗ trợ các vấn đề liên quan khác tại phòng Công tác sinh viên và Trung tâm hỗ trợ sinh viên;
- Sinh viên có thể phản ánh, góp ý hoặc đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường và từng giảng viên thông qua các Buổi đối thoại trực tiếp giữa Nhà trường - Sinh viên hoặc tự đánh giá qua phiếu khảo sát tại mỗi lớp học phần, do Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng cung cấp.
|
PHẦN B: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH, CHUẨN ĐẦU RA, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
|
12. Triết lý giáo dục và mục tiêu đào tạo của chương trình
|
- Triết lý giáo dục “Khai phóng, liên ngành và trải nghiệm” thể hiện rằng chương trình (1) tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học dựa trên nền tảng kiến thức rộng của các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp, và công nghệ, v.v; phát triển năng lực trí tuệ; phát triển các kỹ năng cá nhân và định hình giá trị sống tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, chuyên gia ưu tú, công dân có trách nhiệm; (2) tạo điều kiện cho người học có những kiến thức liên ngành nhằm hiểu sâu sắc hơn về ngành chính của mình, có khả năng liên kết các chuyên gia, tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, gia tăng cơ hội việc làm; (3) cung cấp môi trường “trưởng thành qua trải nghiệm” nhằm giúp người học hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi, từ đó thích nghi và có khả năng cải tạo môi trường.
- Mục tiêu chung của chương trình đào tạo Tài chính và Quản trị doanh nghiệp là trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng hiện đại về kinh tế nói chung, kiến thức chuyên sâu về Tài chính và Quản trị doanh nghiệp nói riêng; Có phẩm chất đạo đức tốt; Có năng lực nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Tài chính và Quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên cách mạng 4.0.
|
11. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
|
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính và Quản trị doanh nghiệp được đảm bảo yêu cầu của 8 chuẩn đầu ra sau:
- PLO1: Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế.
- PLO2: Khả năng tư duy phản biện
- PLO3: Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế
- PLO4: Thể hiện tính chủ động, tích cực trong học tập nghiên cứu và quản lý các nguồn lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.
- PLO5:Thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.
- PLO6:Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu một cách hệ thống để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và quản trị doanh nghiệp.
- PLO7:Khả năng tham gia xây dựng và phát triển giải pháp ứng dụng trong lĩnh vực tài chính và quản trị doanh nghiệp.
- PLO8:Khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng thay đổi trong ngành Tài chính
Ngoài ra, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành Tài chính và Quản trị doanh nghiệp cần đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học, cụ thể như sau:
- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ: SV phải đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh tối thiểu ở bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo bảng sau:
VSTEP
|
IELTS
|
TOEFL iBT
|
Cambridge
ESOL
|
BEC
|
TOEIC
|
BULATS
|
CEFR
|
Nghe và Đọc
|
Nói
|
Viết
|
|
|
Bậc 3/6
|
4.5
|
45
|
Prelimimary
PET
|
Business Preliminary
|
450
|
105
|
90
|
40
|
B1
|
- Chuẩn đầu ra tin học: SV được công nhận đạt chuẩn đầu ra tin học nếu đạt một trong các điều kiện sau:
- Có chứng chỉ sử dụng máy tính và internet cơ bản (IC3) và Chứng chỉ MOS (Specialist) của 3 trong các môn sau: MOS–Word, MOS – Excel, MOS – Powerpoint, MOS – Access.
- Có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản do Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh cấp và Chứng chỉ MOS (Specialist) của 3 trong các môn sau: MOS – Word, MOS – Excel, MOS – Powerpoint, MOS – Access.
+ Có chứng chỉ tin học ứng dụng CNTT nâng cao do Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh cấp.
|
12. Phương pháp dạy học và đánh giá
|
- Tùy thuộc vào môn học cụ thể, giảng viên có thể kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp như: thuyết giảng, nghiên cứu tình huống, thuyết trình, thảo luận nhóm, v.v. Các quy định chi tiết về phương pháp dạy học được mô tả chi tiết trong Bản mô tả môn học, sinh viên có thể tiếp cận từ đầu mỗi môn học.
- Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau bao gồm điểm chuyên cần, bài tập về nhà, bài tập tại lớp, bài thuyết trình, bài tập nhóm, kết quả thảo luận, thi giữa kì,v.v. và thi cuối khóa. Các quy định chi tiết về phương pháp đánh giá môn học được mô tả chi tiết trong Bản mô tả môn học, sinh viên có thể tiếp cận từ đầu mỗi môn học.
|
PHẦN C: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH & MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA
|
13. Cấu trúc chương trình: Chương trình được thiết kế bao gồm 124 tín chỉ bao gồm:
MỤC
|
KHỐI KIẾN THỨC
|
SỐ HỌC PHẦN
|
SỐ TÍN CHỈ
|
TỶ LỆ (%)
|
1.1
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Trong đó
Bắt buộc
Tự chọn
|
11
10
1
|
24
22
2
|
19,35%
17,74%
1,61%
|
1.2
|
GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
|
34
|
100
|
80,65%
|
CƠ SỞ NGÀNH
Trong đó:
Bắt buộc
Tự chọn
|
18
17
1
|
52
49
3
|
41,94%
39,52%
2,42%
|
NGÀNH
Trong đó:
Bắt buộc
Tự chọn
|
8
7
1
|
24
21
3
|
19,35%
16,94%
2,42%
|
CHUYÊN NGÀNH
Trong đó:
Bắt buộc
Tự chọn
|
8
8
0
|
24
24
0
|
19,35%
19,35%
0%
|
TỔNG CỘNG
|
45
|
124
|
100%
|
Khối kiến thức về Giáo dục đại cương: bao gồm 24 tín chỉ, cung cấp những kiến thức tổng quát, nền tảng về khoa học tự nhiên và xã hội cần thiết cho nghề nghiệp và kỹ năng học tập suốt đời của người học.
Khối kiến thức cơ sở ngành: bao gồm 52 tín chỉ, cung cấp những kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh và quản lý, và một phần kiến thức cơ bản về tài chính và quản trị doanh nghiệp.
Khối kiến thức ngành và chuyên ngành tài chính và quản trị doanh nghiệp: 48 tín chỉ, cung cấp những kiến thức chuyên sâu cần thiết trong lĩnh vực tài chính và quản trị doanh nghiệp để sinh viên đưa ra các quyết định trong tài chính và quản trị doanh nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp diễn ra ở giai đoạn cuối của chương trình đào tạo. Thực tập là học phần bắt buộc. Về khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được đăng ký khóa luận tốt nghiệp khi thỏa mãn hai điều kiện sau: (1) sinh viên đã tích lũy đủ các học phần của CTĐT theo quy định, số học phần chưa tích lũy không quá 6 tín chỉ; (2) Điểm trung bình chung tích lũy (ĐTBCTL) các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải đạt từ 6.3 trở lên theo thang điểm hệ 10 (đạt từ 2.5 trở lên theo thang điểm hệ 4). Các trường hợp sinh viên có điểm số từ 6.0 đến cận 6.3 theo thang điểm 10, nếu có ý tưởng đề tài và đề cương khóa luận tốt, được Hiệu trưởng xem xét chấp thuận trên cơ sở SV có đơn đề nghị được Phòng Đào tạo xác nhận kèm phê duyệt đề cương của Trưởng khoa quản lý ngành, chuyên ngành đào tạo. Trong trường hợp sinh viên không đủ điều kiện đăng ký khóa luận tốt nghiệp sẽ phải học 3 môn thay thế tốt nghiệp tương đương 9 tín chỉ. Các môn thay thế này thuộc khối kiến thức chuyên ngành tài chính và và quản trị doanh nghiệp được nêu cụ thể trong ma trận chuẩn đầu ra (mục 16 bên dưới).
Ngoài chương trình chính, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm bằng các hoạt động ngoại khóa do BUH và các câu lạc bộ học thuật và kĩ năng tổ chức. Các hoạt động ngoại khóa được lên kế hoạch cả năm và diễn ra hàng tháng, điển hình như âm nhạc, các sự kiện thể thao, hoạt động xã hội mùa hè xanh, công tác xã hội, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ tài chính, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, hội thảo ... , kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề. Việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ được ghi nhận vào hệ thống điểm rèn luyện của sinh viên, một trong các điều kiện cần để đạt chuẩn đầu ra của CTĐT.
|
14. MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA - MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA MÔN HỌC
(Chi tiết mô tả môn học trong CTĐT vui lòng xem Tại đây)
|
MÔN
|
SỐ TÍN CHỈ
|
PLO1
|
PLO2
|
PLO3
|
PLO4
|
PLO5
|
PLO6
|
PLO7
|
PLO8
|
1
|
KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
|
24
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Học phần bắt buộc
|
22
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Triết Mác-Lênin
|
3
|
2
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
2
|
Kinh tế chính trị
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
6
|
Toán cao cấp 1
|
2
|
3
|
3
|
|
|
|
3
|
|
|
7
|
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
|
3
|
3
|
3
|
|
|
|
3
|
|
|
8
|
Pháp luật đại cương
|
2
|
2
|
2
|
|
|
|
2
|
|
|
9
|
Toán cao cấp 2
|
2
|
3
|
3
|
|
|
|
3
|
|
|
10
|
Logic ứng dụng trong kinh doanh
|
2
|
3
|
3
|
|
|
|
|
3
|
|
|
Học phần tự chọn (chọn 01 trong 02 học phần)
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11a
|
Phương pháp tối ưu trong kinh tế
|
2
|
2
|
2
|
3
|
|
|
3
|
|
|
11b
|
Tâm lý học
|
2
|
2
|
|
2
|
|
2
|
|
|
|
2
|
KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH
|
52
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Học phần bắt buộc
|
49
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Kinh tế học vi mô
|
3
|
3
|
3
|
|
2
|
|
|
|
|
13
|
Kinh tế học vĩ mô
|
3
|
3
|
3
|
|
2
|
|
|
|
|
14
|
Giới thiệu ngành Tài chính
|
2
|
|
|
|
2
|
2
|
|
|
2
|
15
|
Nguyên lý kế toán
|
3
|
3
|
|
|
|
2
|
2
|
|
|
16
|
Luật kinh doanh
|
3
|
|
|
|
3
|
3
|
3
|
|
|
17
|
Nguyên lý Marketing
|
3
|
3
|
|
2
|
2
|
|
|
|
|
18
|
Tin học ứng dụng
|
3
|
|
|
3
|
2
|
|
3
|
|
|
19
|
Kinh tế lượng
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
|
3
|
|
|
20
|
Quản trị học
|
3
|
2
|
|
3
|
3
|
|
|
|
|
21
|
Lý thuyết Tài chính tiền tệ
|
3
|
|
|
3
|
|
|
3
|
|
3
|
22
|
Tài chính doanh nghiệp
|
3
|
|
|
|
|
3
|
2
|
|
2
|
23
|
Kế toán tài chính
|
3
|
|
|
|
3
|
3
|
2
|
|
|
24
|
Tiếng Anh chuyên ngành 1
|
2
|
|
|
3
|
3
|
|
|
|
|
25
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
3
|
2
|
|
3
|
3
|
|
|
|
|
26
|
Thị trường tài chính và các định chế tài chính
|
3
|
|
|
|
|
|
2
|
2
|
2
|
27
|
Tài chính quốc tế
|
3
|
|
|
|
|
|
3
|
3
|
3
|
28
|
Tài chính công ty đa quốc gia
|
3
|
|
|
|
|
|
2
|
2
|
2
|
|
Học phần tự chọn (chọn 01 trong 03 học phần)
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29a
|
Truyền thông trong kinh doanh
|
3
|
|
3
|
3
|
|
|
|
3
|
|
29b
|
Hành vi tổ chức
|
3
|
|
|
3
|
4
|
|
|
4
|
|
29c
|
Hành vi khách hàng
|
3
|
|
|
3
|
3
|
3
|
|
|
|
3
|
KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH
|
48
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kiến thức ngành
|
24
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Học phần bắt buộc
|
21
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30
|
Thuế
|
3
|
|
|
|
|
3
|
3
|
|
3
|
31
|
Marketing dịch vụ tài chính
|
3
|
|
|
|
|
|
3
|
3
|
3
|
32
|
Bảo hiểm
|
3
|
|
|
|
|
|
3
|
3
|
3
|
33
|
Phân tích tài chính doanh nghiệp
|
3
|
|
|
|
|
|
3
|
3
|
3
|
34
|
Tài chính hành vi
|
3
|
|
5
|
|
|
|
5
|
|
5
|
35
|
Quản trị nguồn nhân lực
|
3
|
|
|
3
|
|
4
|
|
4
|
|
36
|
Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính ngân hàng
|
3
|
|
|
3
|
3
|
|
|
|
3
|
|
Học phần tự chọn (chọn 01 trong 05 học phần)
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
37a
|
Mô hình tài chính
|
|
|
|
|
|
|
4
|
4
|
4
|
37b
|
Thẩm định dự án đầu tư
|
3
|
|
|
|
|
3
|
3
|
|
3
|
37c
|
Chiến lược kinh doanh số
|
3
|
|
|
3
|
|
|
4
|
|
4
|
37d
|
Marketing số
|
3
|
|
|
|
4
|
|
4
|
|
4
|
37e
|
Quản trị dự án
|
3
|
|
|
|
2
|
|
3
|
|
3
|
|
Kiến thức chuyên ngành
|
24
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Học phần bắt buộc
|
15
|
|
|
|
|
|
|
|
|
38
|
Tài chính phái sinh và quản trị rủi ro
|
3
|
|
|
|
|
|
3
|
3
|
3
|
39
|
Quản trị tài chính doanh nghiệp
|
3
|
|
4
|
|
|
4
|
4
|
|
|
40
|
Đầu tư tài chính
|
3
|
|
|
|
|
|
4
|
4
|
4
|
41
|
Quản lý danh mục đầu tư
|
3
|
|
|
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
42
|
Thực tập cuối khóa ngành Tài chính ngân hàng
|
3
|
|
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
43
|
Tự chọn: SV chọn viết khóa luận tốt nghiệp hoặc học các môn thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
43a
|
Học phần khóa luận tốt nghiệp
|
9
|
|
5
|
|
4
|
4
|
5
|
5
|
5
|
43b
|
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
43b1
|
Khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số
|
3
|
|
|
|
|
|
4
|
4
|
4
|
43b2
|
Quản trị chuỗi cung ứng
|
3
|
|
|
|
3
|
|
3
|
|
3
|
43b3
|
Ứng dụng và định giá phái sinh nâng cao
|
3
|
|
|
|
|
|
5
|
5
|
5
|
PHẦN D: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
|
15. Phương pháp đánh giá kết quả học tập
- Thang điểm đánh giá môn học: Thang điểm được sử dụng chấm điểm cho môn học là thang điểm 10. Sau đó được Phòng Đào tạo quy ra theo thang điểm 4 phù hợp với học chế tín chỉ.
XẾP LOẠI
|
Thang điểm hệ 10
(1)
|
Thang điểm chữ
(2)
|
Thang điểm hệ 4
(3) = (1)/2,5
|
Học lực
(4)
|
Đạt
|
Từ 9,3 đến 10,0
|
A+
|
3,7 – 4,0
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Từ 8,5 đến 9,2
|
A
|
3,4 – 3,6
|
Giỏi
|
Đạt
|
Từ 7,8 đến 8,4
|
B+
|
3,1 – 3,3
|
Khá – Giỏi
|
Đạt
|
Từ 7,0 đến 7,7
|
B
|
2,8 – 3,0
|
Khá
|
Đạt
|
Từ 6,3 đến 6,9
|
C+
|
2,5 – 2,7
|
Trung bình khá
|
Đạt
|
Từ 5,5 đến 6,2
|
C
|
2,2 – 2,4
|
Trung bình
|
Đạt
|
Từ 4,8 đến 5,4
|
D+
|
1,9 – 2,1
|
Trung bình yếu
|
Đạt
|
Từ 4,0 đến 4,7
|
D
|
1,6 – 1,8
|
Yếu
|
Không đạt
|
Dưới 4,0
|
F
|
Dưới 1,6
|
Kém
|
Đánh giá kết quả môn học: Kết quả từng môn học được đánh giá gồm 2 thành phần điểm số: điểm quá trình và điểm thi kết thúc môn học. Điểm quá trình có trọng số 50% trong điểm học phần; Điểm kết thúc học phần có trọng số 50% trong điểm học phần (trừ khóa luận tốt nghiệp được thực hiện chấm điểm theo quy định riêng). Phương thức đánh giá từng môn học được giảng viên phụ trách môn học công bố cho sinh viên vào buổi học đầu tiên của môn (chuyên cần, báo cáo, bài luận, kiểm tra, thuyết trình, trắc nghiệm …)
- Xếp hạng học lực học kì và từng năm học: Được áp dụng theo thang điểm đánh giá môn học như trên.
- Xếp hạng tốt nghiệp cuối khóa: Được xác định theo Điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học theo hệ thống xếp hạng như sau:
Xếp loại
|
Điểm theo thang hệ 4
|
Điểm theo thang hệ 10
|
Xuất sắc
|
3,60 đến 4,00
|
9,00 đến 10
|
Giỏi
|
3,20 đến cận 3,60
|
8,00 đến cận 9,00
|
Khá
|
2,50 đến cận 3,20
|
6,25 đến cận 8,00
|
Trung bình
|
2,00 đến cận 2,50
|
5,00 đến cận 6,25
|
|
PHẦN E: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC
|
16. Cơ hội nghề nghiệp
|
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính và Quản trị doanh nghiệp có thể đảm nhận các công việc liên quan đến tài chính, quản lý, tư vấn và hành chính nhân sự tại các tổ chức như doanh nghiệp, ngân hàng, các công ty quản lý quỹ, và các định chế tài chính khác trong và ngoài nước. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể có các cơ hội nghề nghiệp phù hợp ở các công ty kiểm toán hoặc các công việc liên quan đến kế toán tài chính. Một số vị trí công việc như sau:
- Chuyên viên phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên phân tích tài chính
- Chuyên viên quản lý rủi ro tài chính
- Chuyên viên thẩm định tín dụng doanh nghiệp
- Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư
- Chuyên viên phát triển kinh doanh chuỗi cung ứng
- Chuyên viên quản lý kế hoạch kinh doanh và phân tích hiệu quả
- Chuyên viên quản lý nhân sự
Ngoài các vị trí việc làm trên, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể làm việc tại:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính - ngân hàng
- Hoặc tiếp tục học ở bậc cao hơn để trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu.
|
17. Cơ hội học tập
|
Sinh viên có thể tốt nghiệp sớm hơn bằng cách học nhanh các môn học nhưng phải đảm bảo thứ tự các môn học theo chương trình đào tạo. Thời gian sinh viên có thể hoàn thành chương trình: từ 3 năm – 6 năm
|
Sinh viên có thể học song ngành nếu đạt điều kiện yêu cầu về điểm trung bình học tập (ngành Kinh tế quốc tế, Kế toán kiểm toán, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, v.v.)
Sinh viên có thể học tiếp các chương trình sau đại học trong và ngoài nước sau khi kết thúc chương trình đại học chính quy tại Đại học Ngân hàng TP.HCM
|
18. Kênh công bố thông tin
|
http.//www.hub.edu.vn
|
http://khoatc.hub.edu.vn/
|
https://www.facebook.com/HUB.DHNH/
|
https://www.facebook.com/tuyensinhdaihocnganhang/?locale=vi_VN
|
Sổ tay sinh viên, tờ rơi, các kênh thông tin chính thức khác của BUH
|
Chú ý:Thông tin chi tiết về nội dung chương trình đào tạo, nội dung chi tiết môn học, phương pháp giảng dạy/học tập và phương pháp đánh giá từng môn học có thể được tìm thấy tại website: http://khoatc.hub.edu.vn .
Tài liệu này được cập nhật hàng năm.
|