TRỤ SỞ CHÍNH

  • Lầu 1,Nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP. HCM
  • (028) 38.971.631

Chuyên ngành Tài chính định lượng và Quản trị rủi ro

    Chuyên ngành Tài chính định lượng và quản lý rủi ro (Quantitative Finance and Risk Management – QFRM)

          Tài chính định lượng (Quantitative Finance) là một hướng phát triển mới của lĩnh vực tài chính, kết hợp chặt chẽ kiến thức về tài chính với các kiến thức toán, khoa học dữ liệu, ngôn ngữ lập trình.

          Trên nền tảng kiến thức chung của ngành Tài chính Ngân hàng, cùng với các học phần đặc thù của chuyên ngành như: Tài chính định lượng, Quản trị rủi ro bằng định lượng, Mô hình tài chính, Lập trình Python cho phân tích dữ liệu, Phân tích dữ liệu mạng xã hội, Định phí bảo hiểm… Chương trình đào tạo QFRM tập trung nâng cao năng lực của sinh viên trong phân tích định lượng; phân tích, định giá chứng khoán truyền thống và các sản phẩm tài chính hiện đại; quản lý rủi ro; định phí bảo hiểm; chiến lược giao dịch các tài sản tài chính. Từ đó hình thành khả năng thiết kế, xây dựng, ứng dụng các mô hình nhằm dự báo, định giá, quản lý danh mục đầu tư quản trị rủi ro tài chính, hay hệ thống giao dịch tự động…

          Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành QFRM có thể làm việc ở nhiều định chế khác nhau như ngân hàng (vị trí quản trị rủi ro, kiểm soát giao dịch, kinh doanh sản phẩm tài chính, phân tích dữ liệu), công ty kiểm toán (vị trí quản trị rủi ro), quỹ đầu tư (vị trí giao dịch tự động, quản trị rủi ro, phân tích đầu tư), công ty chứng khoán (vị trí kinh doanh sản phẩm phái sinh, giao dịch tự động) hay là công ty bảo hiểm (vị trí định phí bảo hiểm). Đây được xem là một ngành tương đối mới mẻ và các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty tài chính, bảo hiểm… đang khát nguồn nhân lực thành thạo về tài chính định lượng. 

Các điểm nổi bật :

  • Chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN – QA của Mạng lưới đại học Đông Nam Á. 
  • Đội ngũ giảng viên hùng hậu, là các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm của Khoa Tài chính, HUB và các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán , quỹ đầu tư.
  • Môi trường học tập thông qua trải nghiệm với phòng mô phỏng ứng dụng ngân hàng hiện đại, Phòng dữ liệu tài chính Finpro, Sàn giao dịch chứng khoán thực nghiệm, Lab Machine Learning …
  • Mối quan hệ sâu rộng với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tư vấn … tạo nên cơ hội tiếp cận thực tế và cơ hội việc làm phòng phú. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt xấp xỉ 96% (Theo Khảo sát của Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng – HUB).
  • Các CLB học thuật và các hoạt động phong phú như: CLB Sinh viên Tài chính (BUSF), Cuộc thi Đấu trường Tài chính, Cuộc thi Nhà quản lý tài chính cá nhân thông thái … 
  • Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM (HUB) cũng là thành viên của Chương trình đối tác liên kết của Viện CFA (CFA Institute University Affiliation Program), chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Tài chính có mức độ tương thích cao theo tiêu chuẩn chương trình CFA, sinh viên có cơ hội nhận học bổng miễn phí thi CFA.

================================================================

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG & QUẢN TRỊ RỦI RO

Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro: Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý, quản trị, kế toán và kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính ngân hàng nói chung và về tài chính định lượng và quản trị rủi ro nói riêng; có năng lực xây dựng và thực hiện các kế hoạch/dự án tài chính trong nước và quốc tế, khởi nghiệp kinh doanh, tự học tập và nghiên cứu.

PHẦN A: THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐƠN VỊ CẤP BẰNG

1. Tên chương trình

Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro

2. Đơn vị cấp bằng

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

(Bằng tốt nghiệp đại học sẽ do Hiệu trưởng trường đại học Ngân hàng TP.HCM ký)

3. Đơn vị tổ chức đào tạo

Khoa tài chính thuộc trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (FOF-HUB)

4. Ngành đào tạo

Tài chính ngân hàng

5. Chuyên ngành đào tạo

Tài chính định lượng và quản trị rủi ro

6. Mã ngành đào tạo

7 34 02 01

7. Tên văn bằng được cấp

Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro (được ghi nhận tại phụ lục văn bằng)

8. Yêu cầu đầu vào

 

Thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, đồng thời đáp ứng các yêu cầu và điều kiện tuyển sinh được quy định tại quy chế tuyển sinh hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.

Thí sinh đã trúng tuyển vào Ngành Tài chính Ngân hàng của HUB, sau một học kỳ sẽ được phân chuyên ngành. Nếu số lượng sinh viên đăng ký vào chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro vượt chỉ tiêu phân bổ cho chuyên ngành, Nhà trường sẽ xét từ trên xuống theo điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên.

9. Kế hoạch học tập

Sơ đồ các môn học mỗi học kì[1] cho cả chương trình đào tạo được sắp xếp có hệ thống sẽ được cung cấp cho sinh viên khi nhập học.

10. Thời gian đào tạo của chương trình

Thời gian đào tạo thiết kế là 4 năm

Tùy theo khả năng, điều kiện cá nhân sinh viên có thể rút ngắn thời gian đào tạo xuống tối thiểu là 3 năm hoặc kéo dài thời gian đào tạo tối đa là 6 năm.

11. Tổng số tín chỉ

124 tín chỉ, chưa kể các học phần Giáo dục thể chất (5 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ)

12. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên

Các hoạt động hỗ trợ sau đây được cung cấp cho sinh viên:

  • Sinh viên được cung cấp tài liệu học tập bởi giảng viên phụ trách môn học (tài liệu giấy và tài liệu điện tử)
  • Sinh viên được cung cấp hệ thống các bài tập bổ trợ việc tự học nâng cao kiến thức và kĩ năng ngoài hệ thống bài tập trên lớp.
  • Sinh viên được hỗ trợ các vấn đề liên quan khác tại phòng công tác sinh viên, khiếu nại, góp ý hoặc đánh giá chất lượng đào tạo của trường và từng giảng viên thông qua phiếu khảo sát cuối kí do phòng khảo thí thực hiện.
  • Sinh viên có thể phản ánh, góp ý hoặc đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường và từng giảng viên thông qua các Buổi đối thoại trực tiếp giữa Nhà trường và Sinh viên hoặc tự đánh giá qua phiếu khảo sát tại mỗi lớp học phần do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cung cấp.

PHẦN B: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH, CHUẨN ĐẦU RA, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

13. Triết lý giáo dục

  • Triết lý giáo dục “Khai phóng, liên ngành và trải nghiệm”,

14. Triết lý giáo dục và mục tiêu đào tạo của chương trình

  • Mục tiêu chung của chương trình đào tạo là trang bị cho sinh viên một cách có hệ thống các kiến thức về tài chính, toán học, thống kê và áp dụng công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề tài chính bao gồm định giá, đầu tư, quản lý đầu tư và quản trị rủi ro.
  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro sẽ nắm vững các kiến thức nền tảng và hiện đại về tài chính, phân tích định lượng, lập mô hình tài chính và quản trị rủi ro; hình thành các năng lực phẩm chất nghề nghiệp cần thiết trong lĩnh vực tài chính và các kỹ năng cần thiết để phân tích, lập mô hình thống kê, quản trị rủi ro, hiệu chỉnh mô hình và định giá phái sinh. Ngoài ra, còn giúp sinh viên có năng lực tự học, tự nghiên cứu các vấn đề về tài chính và quản trị rủi ro một cách hợp lý, sáng tạo.

15. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro được đảm bảo yêu cầu của 8 chuẩn đầu ra sau:

  • PLO1: Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế.
  • PLO2: Khả năng tư duy phản biện
  • PLO3: Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế
  • PLO4: Thể hiện tính chủ động, tích cực trong học tập nghiên cứu và quản lý các nguồn lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.
  • PLO5: Thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.
  • PLO6: Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu một cách hệ thống để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, tài chính định lượng và quản trị rủi ro
  • PLO7: Khả năng tham gia xây dựng và phát triển giải pháp ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, tài chính định lượng và quản trị rủi ro.
  • PLO8: Khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng thay đổi trong ngành Tài chính

Ngoài ra, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro cần đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học, cụ thể như sau:

  • Sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh tối thiểu ở bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương theo danh mục Trường thông báo. Sinh viên nộp các chứng chỉ/chứng nhận để chứng minh trình độ ngoại ngữ theo thông báo của Trường.
  • Chuẩn tin học đầu ra: Sinh viên phải có Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao (hoặc các chứng chỉ tin học khác tương đương theo thông báo của Trường). Sinh viên nộp các chứng chỉ để chứng minh trình độ tin học theo thông báo của Trường.

16. Phương pháp dạy học và đánh giá

 

  • Tùy thuộc vào môn học cụ thể, giảng viên có thể kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp như: thuyết giảng, nghiên cứu tình huống, thuyết trình, thảo luận nhóm, … Các quy định chi tiết về phương pháp dạy học được mô tả chi tiết trong Bản mô tả môn học, sinh viên có thể tiếp cận từ đầu mỗi môn học.
  • Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau bao gồm điểm chuyên cần, bài tập về nhà, bài tập tại lớp, bài thuyết trình, bài tập nhóm, kết quả thảo luận, thi giữa kì, … và thi cuối khóa. Các quy định chi tiết về phương pháp đánh giá môn học được mô tả chi tiết trong Bản mô tả môn học, sinh viên có thể tiếp cận từ đầu mỗi môn học.

PHẦN C: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH & MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA

17. Cấu trúc chương trình: Chương trình được thiết kế bao gồm 124 tín chỉ bao gồm:

MỤC

KHỐI KIẾN THỨC

SỐ HỌC PHẦN

SỐ TÍN CHỈ

TỶ LỆ (%)

1.1

GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

11

24

19,3%

1.2

GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

32

100

80,7%

CƠ SỞ NGÀNH

18

52

41,9%

NGÀNH

8

24

19,4%

CHUYÊN NGÀNH

6

24

19,4%

 TỔNG CỘNG

43

124

100%

  • Khối 1: Kiến thức về Giáo dục đại cương: bao gồm 24 tín chỉ, cung cấp những kiến thức tổng quát, nền tảng về khoa học tự nhiên và xã hội cần thiết cho nghề nghiệp và kỹ năng học tập suốt đời của người học.
  • Khối 2: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, gồm:

Khối kiến thức cơ sở ngành: bao gồm 52 tín chỉ, cung cấp những kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh và quản lý, và một phần kiến thức cơ bản về tài chính ngân hàng.

Khối kiến thức ngành và chuyên ngành Tài chính định lượng và quản trị rủi ro: 48 tín chỉ, cung cấp những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính cần thiết để sinh viên đưa ra các quyết định trong tài chính và lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp diễn ra ở giai đoạn cuối của chương trình đào tạo. Thực tập là module bắt buộc. Về khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được đăng ký khóa luận tốt nghiệp khi thỏa mãn 2 điều kiện[2] sau: (1) trừ học phần Thực tập cuối khóa, sinh viên đã tích lũy đủ các học phần của CTĐT theo quy định, số học phần chưa tích lũy đạt không quá 6 tín chỉ; (2) Điểm trung bình chung tích lũy (ĐTBTL) các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải đạt từ 7.0 trở lên theo thang điểm hệ 10 (áp dụng đào tạo theo niên chế) và đạt từ 2.5 trở lên theo thang điểm hệ 4 (áp dụng đào tạo theo tín chỉ). Trong trường hợp, sinh viên không đủ điều kiện đăng ký khóa luận tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện nhưng không muốn thực hiện KLTN sẽ phải học 3 môn thay thế tốt nghiệp tương đương 9 tín chỉ. Các môn thay thế này thuộc khối kiến thức chuyên ngành được nêu cụ thể trong ma trận chuẩn đầu ra (mục 16 bên dưới).

Ngoài chương trình chính, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm bằng các hoạt động ngoại khóa do BUH và các câu lạc bộ học thuật và kĩ năng tổ chức. Các hoạt động ngoại khóa được lên kế hoạch cả năm và diễn ra hàng tháng, điển hình như âm nhạc, các sự kiện thể thao, hoạt động xã hội mùa hè xanh, công tác xã hội, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ tài chính, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, hội thảo... , kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề. Việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ được ghi nhận vào hệ thống điểm rèn luyện của sinh viên, một trong các điều kiện cần để đạt chuẩn đầu ra của CTĐT.

18. MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA - MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA MÔN HỌC

STT

Môn học (Học phần)

PLO1

PLO2

PLO3

PLO4

PLO5

PLO6

PLO7

PLO8

1.   Kiến thức giáo dục đại cương (Mô tả chi các môn học trong CTĐT vui lòng xem taj đây)

1

Triết Mác-Lênin

2

2

2

 

 

 

 

 

2

Kinh tế chính trị

2

2

2

 

 

 

 

 

3

Chủ nghĩa xã hội

2

2

2

 

 

 

 

 

4

Lịch sử Đảng

2

2

2

 

 

 

 

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

2

 

 

 

 

 

6

Toán cao cấp 1

3

3

 

 

 

3

 

 

7

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

3

 

 

 

3

 

 

8

Pháp luật đại cương

2

2

 

 

 

2

 

 

9

Toán cao cấp 2

3

3

 

 

 

3

 

 

10

Logic ứng dụng trong kinh doanh

3

3

 

 

 

 

3

 

Tự chọn (SV lựa chọn 1 trong 2 môn)

11a

Tâm lý học

2

 

2

 

2

 

 

 

11b

Phương pháp tối ưu trong kinh tế

2

2

3

 

 

3

 

 

2.   Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

2.1.         Kiến thức cơ sở ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Kinh tế học vi mô

3

3

 

2

 

 

 

 

13

Kinh tế học vĩ mô

3

3

 

2

 

 

 

 

14

Giới thiệu ngành Tài chính

 

 

 

2

2

 

 

2

15

Nguyên lý kế toán

3

 

 

 

2

2

 

 

16

Luật kinh doanh

 

 

 

3

3

3

 

 

17

Nguyên lý Marketing

3

 

2

2

 

 

 

 

18

Tin học ứng dụng

 

 

3

2

 

3

 

 

19

Kinh tế lượng

3

3

3

 

 

3

 

 

20

Quản trị học

2

 

3

3

 

 

 

 

21

Lý thuyết Tài chính tiền tệ

 

 

3

 

 

3

 

3

22

Tài chính doanh nghiệp

 

 

 

 

3

2

 

2

23

Kế toán tài chính

 

 

 

3

3

2

 

 

24

Tiếng Anh chuyên ngành 1

 

 

3

3

 

 

 

 

25

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

3

3

 

 

 

 

26

Thị trường Tài chính và các Định chế tài chính

 

 

 

 

 

2

2

2

27

Lập trình Python cho phân tích dữ liệu

 

 

2

3

 

3

 

 

28

Giải thuật ứng dụng trong kinh doanh

 

 

 

3

 

 

2

2

Tự chọn (SV lựa chọn học 1 trong 3 môn)

29a

Thuế

 

 

 

 

3

3

 

3

29b

Tài chính quốc tế

 

 

 

 

 

3

3

3

29c

Tài chính công ty đa quốc gia

 

 

 

 

 

2

2

2

2.2.         Kiến thức ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Phân tích dữ liệu mạng xã hội

3

 

 

 

 

3

4

 

31

Tài chính định lượng

 

 

 

3

 

3

3

3

32

Học máy

 

 

3

3

3

 

3

3

33

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính Ngân hàng

 

 

3

3

 

 

 

3

34

Bảo hiểm

 

 

 

 

 

3

3

3

35

Phân tích tài chính doanh nghiệp

 

 

 

 

 

3

3

3

36

Tài chính phái sinh và Quản trị rủi ro

 

 

 

 

 

3

3

3

Tự chọn (SV lựa chọn học 1 trong 5 môn)

37a

Quản trị tài chính doanh nghiệp

 

4

 

 

4

4

 

 

37b

Khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số

 

 

 

 

 

4

4

4

37c

Tài chính hành vi

 

5

 

 

 

5

 

5

37d

Marketing Dịch vụ tài chính

 

 

 

 

 

3

3

3

37e

Nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư

 

 

 

 

4

4

4

4

2.3.         Kiến thức chuyên ngành

38

Mô hình tài chính

 

 

3

 

 

3

3

 

39

Đầu tư tài chính

 

 

 

 

 

4

4

4

40

Quản lý danh mục đầu tư

 

 

 

 

4

4

4

4

41

Quản trị rủi ro tài chính

 

 

 

4

4

5

 

 

42

Thực tập tốt nghiệp

 

 

 

4

4

4

4

4

Tự chọn: SV chọn viết Khóa luận tốt nghiệp hoặc học thay thế khóa luận tốt nghiệp

43a

Khoá luận tốt nghiệp

 

5

 

4

4

5

5

5

43b

Thay thế khóa luận tốt nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

43b1

Định phí bảo hiểm

 

 

 

 

 

5

5

5

43b2

Quản trị rủi ro bằng định lượng

 

 

 

 

 

4

4

5

43b3

Phân tích kỹ thuật trên Thị trường Tài chính

 

5

 

 

4

 

5

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN D: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ [3]

19. Phương pháp đánh giá kết quả học tập

Thang điểm đánh giá môn học: Thang điểm được sử dụng chấm điểm cho môn học là thang điểm 10. Sau đó được Phòng Đào tạo quy ra theo thang điểm 4 phù hợp với học chế tín chỉ.

Đánh giá kết quả môn học: Kết quả từng môn học được đánh giá gồm 2 thành phần điểm số: điểm quá trình và điểm thi kết thúc môn học. Điểm quá trình có trọng số 50% trong điểm học phần; điểm kết thúc học phần có trọng số 50% trong điểm học phần (trừ khóa luận tốt nghiệp thực hiện chấm điểm theo quy định riêng). Phương thức đánh giá từng môn học được giảng viên phụ trách môn học công bố cho sinh viên vào buổi học đầu tiên của môn (chuyên cần, báo cáo, bài luận, kiểm tra, thuyết trình, trắc nghiệm…)

Xếp hạng học lực học kì, từng năm học và toàn khóa: Được áp dụng theo thang điểm đánh giá  và hệ thống xếp hạng như sau:

Xếp loại

Điểm theo thang hệ 4

(đào tạo theo tín chỉ)

Điểm theo thang hệ 10

(đào tạo theo niên chế)

Xuất sắc

3,6 đến 4,0

9,0 đến 10,0

Giỏi

3,2 đến cận 3,6

8,0 đến cận 9,0

Khá

2,5 đến cận 3,2

6,25 đến cận 8,00

Trung bình

2,0 đến cận 2,5

5,0 đến cận 6,25

 

PHẦN E: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC

20. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sẽ có thể đảm nhận đa dạng các công việc trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các vị trí việc làm ở các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các định chế tài chính quốc tế, các doanh nghiệp/tập đoàn lớn, công ty cung cấp thông tin/dữ liệu, công ty cung cấp dịch vụ cho thị trường tài chính với các vị trí việc làm đa dạng như sau:

  • Chuyên viên phân tích tài chính định lượng
  • Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính
  • Chuyên viên giao dịch tài chính sử dụng thuật toán
  • Chuyên viên phân tích nghiên cứu về tài chính
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu tài chính
  • Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư
  • Chuyên viên phát triển chiến lược giao dịch đầu tư
  • Định giá tài sản

Ngoài các vị trí việc làm trên, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính - ngân hàng
  • Các viện nghiên cứu phát triển công nghệ tài chính
  • Các công ty phát triển phần mềm về tài chính
  • Các công ty công nghệ tài chính
  • Hoặc tiếp tục học ở bậc cao hơn để trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu.

21. Cơ hội học tập

Sinh viên có thể tốt nghiệp sớm hơn bằng cách học nhanh các môn học nhưng phải đảm bảo thứ tự các môn học theo chương trình đào tạo. Thời gian sinh viên có thể hoàn thành chương trình: từ 3 năm – 6 năm

Sinh viên có thể học song ngành nếu đạt được điều kiện yêu cầu về điểm trung bình học tập (ngành Kinh tế quốc tế, Kế toán kiểm toán, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh …)

Sinh viên có thể học tiếp các chương trình sau đại học trong và ngoài nước sau khi kết thúc chương trình đại học chính quy tại Đại học Ngân hàng TP.HCM

22. Kênh công bố thông tin

http.//www.hub.edu.vn

http://khoatc.hub.edu.vn/

Sổ tay sinh viên, tờ rơi, các kênh thông tin chính thức khác của BUH

Chú ý: Thông tin chi tiết về nội dung chương trình đào tạo, nội dung chi tiết môn học, phương pháp giảng dạy/học tập và phương pháp đánh giá từng môn học có thể được tìm thấy tại website: http://khoatc.hub.edu.vn .

Tài liệu này được cập nhật hàng năm.

 Cây chương trình đào tạo đính kèm

[2] Theo QĐ số 1583/QĐ-ĐHNH ngày 07/09/2021 về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học ngân hàng TP.HCM.

[3] Theo QĐ số 1583/QĐ-ĐHNH ngày 07/09/2021 về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học ngân hàng TP.HCM.

Chuyên ngành tài chính định lượng và quản trị rủi ro

 

KHOA TÀI CHÍNH

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    Lầu 1,Nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP. HCM

    (028) 38.971.631

    khoatc@hub.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE