1. AUN-QA là gì?
Mạng lưới Đảm bảo chất lượng của hệ thống các trường đại học ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, AUN-QA) là một nhóm các giám đốc chất lượng (CQOs) do các trường đại học thành viên AUN chỉ định làm đầu mối để điều phối các hoạt động nhằm thực hiện sứ mệnh hài hòa tiêu chuẩn giáo dục của các trường đại học ở ASEAN. Các hoạt động AUN-QA được thực hiện bởi CQO theo Hiệp định Bangkok được thông qua vào năm 2000, cung cấp một loạt các hướng dẫn để thúc đẩy phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng như các công cụ để duy trì, cải thiện và tăng cường giảng dạy, nghiên cứu và tổng thể các tiêu chuẩn học tập của các trường đại học thành viên AUN. Kể từ khi ký kết Hiệp định Bangkok năm 2000, AUN-QA đã tích cực thúc đẩy, phát triển và thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên phương pháp thực nghiệm trong đó các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẻ, kiểm tra, đánh giá và cải thiện.
2. Bộ tiêu chuẩn AUN-QA
Đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA bao gồm 11 tiêu chuẩn và mỗi tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên thang điểm 7. Các tiêu chuẩn này bao gồm:
1. Các kết quả học tập dự kiến
2. Bản mô tả chương trình đào tạo
3. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo
4. Cách tiếp cận dạy và học
5. Đánh giá sinh viên
6. Chất lượng đội ngũ giảng viên
7. Chất lượng đội ngũ nhân viên hỗ trợ
8. Chất lượng sinh viên và hỗ trợ sinh viên
9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
10. Nâng cao chất lượng
11. Đầu ra
3. Thang đo trong đánh giá chất lượng theo AUN-QA
Thang đo 7 điểm được sử dụng trong đánh giá chất lượng theo AUN-QA. Nó cung cấp cho trường và đánh giá viên một công cụ để xếp hạng các phán quyết và nhận ra được mức độ đáp ứng các tiêu chí chất lượng của AUN-QA. Thang đo 7 điểm được miêu tả dưới đây:
Mức điểm | Mô tả |
1 | Hoàn toàn không đạt, cần phải cải tiến ngay Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí không được thực hiện. Không có kế hoạch, tài liệu, minh chứng hay kết quả. Việc cải thiện phải được tiến hành ngay lập tức. |
2 | Không đạt, cần cải tiến Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của trường vẫn đang nằm trong giai đoạn lập kế hoạch hoặc là chưa phù hợp, cần thiết phải cải thiện. Có rất ít tài liệu hoặc minh chứng. Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy kết quả ít hay nghèo nàn. |
3 | Chưa đạt, cần có cải tiến nhỏ để đạt Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được xác định và thực hiện nhưng cần một sự cải tiến nhỏ để đáp ứng đầy đủ. Các tài liệu có sẵn nhưng không có minh chứng rõ ràng cho thấy sự thực hiện đầy đủ. Sự thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thất kết quả không đầy đủ. |
4 | Đạt đúng như yêu cầu của tiêu chí Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là phù hợp và có minh chứng cho thấy sự thực hiện đầy đủ. Sự thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy kết quả phù hợp như dự kiến. |
5 | Đạt cao hơn yêu cầu của tiêu chí Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tốt hơn so với dự kiến. Các minh chứng cho thấy sự thực hiện hiệu quả. Sự thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy kết quả tốt và có xu hướng cải tiến tích cực. |
6 | Mẫu mực Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được coi là ví dụ thực tiễn tốt nhất trong lĩnh vực này. Các minh chứng cho thấy sự thực hiện hiệu quả. Sự thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy kết quả rất tốt và xu hướng cải tiến tích cực. |
7 | Xuất sắc (tầm quốc tế) Việc tiến hành hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng xuất sắc các tiêu chí. Các minh chứng cho thấy rằng sự thực hiện mang tính cải tiến. Sự thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy kết quả xuất sắc và xu hướng cải tiến vượt trội. |
4. Quy trình kiểm định chung
Đăng ký kiểm định chất lượng chương trình đào tạo với tổ chức kiểm định.
Thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn.
Đoàn đánh giá đến kiếm định tại cơ sở đào tạo.
Cấp giấy chứng nhận đối với các chương trình đạt yêu cầu.
Nguồn:
AUN-QA (2018), Brief Introduction and History, available at http://www.aun-qa.org/briefintroduction
Đại học Ngân hàng TPHCM (2015), Hướng dẫn thực hiện đánh giá cấp chương trình theo Bộ Tiêu chuẩn AUN-QA, phiên bản 3.0, Bản dịch của ‘Guide to AUN-QA Assessment at Programme Level – Version 3’.