TRỤ SỞ CHÍNH

  • Lầu 1,Nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP. HCM
  • (028) 38.971.631

Tuyển dụng

Đang cập nhật

Lộ trình tuyển dụng vào ngân hàng một cách hiệu quả dành cho sinh viên mới ra trường

Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc full-time hoặc part-time đều trở nên vô cùng đơn giản đối với một ứng viên. Các nhà tuyển dụng cũng đã hiện đại hóa câu chuyện tuyển dụng, chỉ cần lướt Facebook, các Website tuyển dụng là bạn có thể dễ dàng tìm thấy các công việc phù hợp để ứng tuyển trực tuyến rồi. 


Trước đây giai đoạn từ tháng 4 trở đi là mùa tuyển dụng lớn của các ngân hàng, nhắm tới các đối tượng là ứng viên vừa ra trường, tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên hiện nay khi nhiều trường đại học áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, các sinh viên có thể kết thúc khoá học các thời điểm khác nhau, sinh viên cũng đã năng động hơn khi chủ động tìm kiếm công việc ngay cả khi chưa tốt nghiệp, vì thế các ngân hàng cũng "săn" nhân tài ở mọi thời điểm. 

Nếu là sinh viên vừa ra trường và đang tìm kiếm một công việc, bạn hãy nắm thật kỹ các điều sau đây trước khi tìm kiếm việc làm nhé: 

1. Tìm hiểu sơ bộ về thị trường tuyển dụng

Việc tìm hiểu sơ bộ về thị trường tuyển dụng sẽ giúp bạn không phải đi lan man, tiết kiệm được nhiều thời gian, rút ngắn quá trình đến đích của mình.

Lộ trình tuyển dụng vào ngân hàng một cách hiệu quả dành cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 1.

2. Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển

Đây là một trong những điều được đánh giá là quan trọng nhất dành cho các ứng viên khi tuyển dụng tại ngân hàng, bởi lẽ, Ngân hàng có rất nhiều vị trí và nhiệm vụ mỗi công việc khác nhau, nghiệp vụ khác nhau và đặc thù khác nhau. Nắm rõ các vị trí sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề sau:

Một là: Xác định vị trí phù hợp với bản thân: là câu chuyện muôn thuở trong quá trình định hình mục tiêu nghề nghiệp. Tại Đại học, bạn chỉ được học về những lý thuyết cơ bản, không được học về cách chọn công việc phù hợp với mình. Hãy đánh giá mức phù hợp của bản thân với vị trí nghề dựa trên 03 yếu tố:

- Tính chất công việc phù hợp với tính cách của bản thân: Nếu bạn yêu thích công việc liên quan đến giao tiếp, thuyết phục, khả năng chịu áp lực tốt, bạn sẽ phù hợp cho các vị trí tiếp xúc trực với khách hàng (Front Office) như: Chuyên viên khách hàng, Giao dịch viên, Chuyên viên tư vấn ... Với tính cách hướng nội, không được xông xáo nhiều, hãy tìm đến các vị trí Back Office tại ngân hàng.

- Nền tảng hiện tại của bản thân: Được thể hiện thông qua nền tảng về kiến thức, kỹ năng của bạn có đáp ứng được với nhu cầu của công việc hay không. Ví dụ, rõ ràng rằng nếu bạn không có khả năng Tiếng Anh tốt thì bạn sẽ không thể lựa chọn vị trí Thanh toán quốc tế vì đây là vị trí có yêu cầu bắt buộc về khả năng Tiếng Anh. Hay bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nhưng lại muốn làm việc các vị trí Quản trị rủi ro tại hội sở thì rõ ràng điều này là không phù hợp, đây là vị trí dành cho những bạn đã có kinh nghiệm tối thiểu 6 tháng – 1 năm.

- Định hướng công việc của bản thân: Khi lựa chọn vị trí bạn cũng nên quan tâm đến lộ trình thăng tiến của vị trí đó để xem điều đó có phù hợp với những gì bạn mong muốn hay không.

Trong Ngân hàng có rất nhiều vị trí, tuy nhiên dưới góc độ các bạn chưa có kinh nghiệm, bạn hãy quan tâm các vị trí phổ thông trước. Ngành Ngân hàng hiện tại là một trong những ngành nghề có chế độ tuyển dụng công khai, tạo điều kiện cho tất cả các bạn ứng viên, kể cả các bạn học trái ngành. Vì vậy, Ngân hàng trở thành mảnh đất màu mỡ cho các bạn ứng viên ngành kinh tế nói chung.

Lộ trình tuyển dụng vào ngân hàng một cách hiệu quả dành cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 2.

Hai là: Xác định được thiếu sót cần bổ sung: Không học chuyên ngành Ngân hàng vẫn thi được ngân hàng. Kết luận này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên nó chỉ đúng khi và chỉ khi bạn hiểu vị trí bạn ứng tuyển và trang bị kiến thức kĩ năng cho vị trí mình ứng tuyển.

Vị trí giao dịch viên yêu cầu bạn cần trang bị nghiệp vụ kế toán Ngân hàng liên quan đến. Vị trí Chuyên viên khách hàng lại yêu cầu bạn ở mảng nghiệp vụ tín dụng, cách đọc các báo cáo tài chính cơ bản ..

3. Tìm kiếm thông tin tuyển dụng

Các kênh thông tin tuyển dụng mà bạn có thể tìm kiếm, như:

- Kênh tuyển dụng trực tiếp từng ngân hàng: Tùy mỗi ngân hàng sẽ có sự đầu tư thường xuyên vào kênh tuyển dụng chính thống này. Thông thường website là một trong những kênh được cập nhật hầu như thường xuyên và được update liên tục. Ngoài kênh trực tiếp từ trang web, mạng xã hội Facebook, Linkedin ... cũng được các Ngân hàng thường xuyên sử dụng để cập nhật các tin tức tuyển dụng từ Ngân hàng.

- Kênh tuyển dụng từ các đối tác trung gian: Careerbuilder.com, Vietnamworks ...

4. Làm gì sau khi ứng tuyển?

Sau khi có thông tin tuyển dụng, bạn ứng tuyển. Sau khi ứng tuyển xong, bạn thường làm gì?

Hồ sơ sau khi được ứng tuyển, thường sẽ được thông báo mời nhận việc sau từ 1 - 2 ngày làm việc. Bạn sẽ không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Vì vậy, cách tốt nhất là sau khi ứng tuyển xong, hãy tập trung ngay vào việc lên kế hoạch ôn tập, kiểm tra lại kiến thức nền của bản thân trước khi bước vào vòng phỏng vấn nhé.

 

Nguồn tham khảo: Sacombankcareer

 

 


KHOA TÀI CHÍNH

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    Lầu 1,Nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP. HCM

    (028) 38.971.631

    khoatc@hub.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE